Nghiên cứu đánh giá 1 hecta trồng cao su thì sẽ sử dụng bao nhiêu chén hứng mủ cao su theo mô hình các mẫu rừng trồng có tại Việt Nam và các nước trên thế giới có nền công nghiệp phát triển nông nghiệp rừng hiện nay. Thông qua bài viết người đọc sẽ có thêm những kiến thức mới được cập nhập đầu năm 2022 về thông tin liên quan đến cây cao su cũng như công nghệ sản xuất vật liệu chén hứng mủ cho cây.
1. Vị thế xuất khẩu thành phẩm cao su của Việt Nam
Bên cạnh Cà Phê và Lúa Gạo thì ngành xuất khẩu các sản phẩm, nguyên liệu liên quan đến cây cao su tại Việt nam hiện đang được xếp hạng có kinh ngạch đứng thứ 3 của thế giới. Vào năm 2021 giá trị xuất khẩu mủ cao su tự nhiên của Việt Nam có giá trị hơn 3 tỷ USD và hơn 9,5 tỷ USD cho toàn bộ ngành công nghiệp cao su xuất khẩu, ước tính giá trị vẫn sẽ tăng trong những năm tiếp theo.
Tổng diện tích mà người dân trồng cây cao su làm cây phát triển kinh tế trên lãnh thổ 3 miền đất nước đã đóng hơn con số tương đương 7% tổng số diện tích cây cao su được trồng trên toàn thế giới. Việt Nam hiện đang có hơn 940 nghìn ha diện tích rừng trồng cây cao su công nghiệp thu về sản lượng cao nhất tại Châu Á với mỗi ha sẽ thu hoạch được cao su thành phẩm hơn 1.680 kg.
Bên cạnh lợi ích về phát triển kinh tế giúp người nông dân cải thiện được cuộc sống nhờ vào chính sách chuyển giao diện tích rừng trồng cho người dân. Cây cao su còn có tác dụng đóng góp rất nhiều công dụng lên môi trường xung quanh, phủ xanh những ngọn đồi trống không canh tác được, ngăn chặn lũ lụt ở vùng cao và có rất nhiều giá trị trong việc chống xói mòn đất đai.
2. Kinh nghiệm 1 hecta sử dụng bao nhiêu chén hứng mủ cao su
Trên thực tế 1 hecta trồng cao su thì sẽ sử dụng bao nhiêu chén hứng mủ cao su sẽ phải phục thuộc vào số lượng được tính toán cây giống được gieo trồng trên 1 ha đất rừng. Việc này thì phải phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của mỗi địa hình, thổ nhưỡng khác nhau sẽ cho ra con số khác nhau. Dưới đây sẽ tổng hợp lại theo những nghiên cứu cho ra năng suất và sản lượng tốt nhất về mật độ trồng cây cao su.
3. 1 hecta trồng cao su thì sẽ sử dụng bao nhiêu chén hứng mủ cao su?
Việc tính toán số chén để đặt hàng nên tiến hành trước khi cây sẵn sàng đến tuổi thu hoạch được mủ. Mật độ cây trên mỗi hecta sẽ quyết định số chén được sử dụng để thu hoạch. Dựa vào thời tiết khí hậu cũng như cấu trúc của các tầng địa chất hiện đang có ở Việt Nam các nhà khoa học tạm chia ra thành 2 thành phần đất chính chuyên dụng để trồng cây cao su đó là đất đỏ và đất xám.
Nếu cây cao su được trồng trên nền đất đỏ có mật độ giãn cây tầm khoảng 7 x 3m cho phép tối đa số số cây được trồng trên mỗi hecta tương đương 470 cây nên sử dụng 470 chén hứng mủ. Còn đối với đất xám thì lại có mật độ giãn cây cho phép trong khoảng 6 x 3m nên thông thường trong mỗi hecta sẽ có từ 530 cây cho đến hơn 550 cây chúng ta nên sử dụng tầm 550 chén hứng mủ để thu hoạch.
4. Vật liệu được sử dụng trong chế tạo chén hứng mủ cao su
Có rất nhiều chất liệu được sử dụng để làm chén hứng mủ cao su nhưng phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam đang sử dụng 2 loại đó là chén hứng mủ bằng nhựa chuyên dụng và sành sứ. Mỗi loại sẽ có đặc điểm khác nhau về công dụng cũng như dung tích hứng mủ từ 1lít cho đến 1,3 lít cho giá thành khác nhau.
Để ước tình được 1 hecta trồng cao su thì sẽ sử dụng bao nhiêu chén hứng mủ cao su thì thông qua bài viết chúng ta đã biết phải dựa vào mật độ cây cao su được trồng trên một diện tích rừng. Từ đó tính ra được số lượng chén tối thiểu để đặt hàng cũng như nên tham khảo thêm một số thông tin về chất liệu của chén.