Khi tạo các vết cắt trên thân cây cao su sẽ có một chất lỏng chảy ra có chứa polymer, được gọi là mủ cao su. Có nhiều hình thức khai thác mủ cao su khác nhau. Tuy nhiên có một nguyên lý chung là trên vỏ của cây cao su tạo ra các vết thương để kích thích cây tiết ra mủ cao su. Vậy keo dán máng được sử dụng như thế nào trong khai thác mủ cao su?
1. Mủ cao su là gì?
Cây cao su là cây thân gỗ, công nghiệp dài ngày có tán lá rộng. Cây sống được hơn 100 năm và có thể cao tới 30m. Cây cao su có giá trị kinh tế cao. Một lưu ý rằng cây cao su có đặc tính rất đặc biệt là sẽ rụng lá một lần mỗi năm trong thời gian tầm khoảng 3 tháng. Trong thời gian này, bạn không nên khai thác mủ cao su.
Cây cao su thích nghi dễ dàng với môi trường, kể cả những vùng đất khó khăn, khô cằn và có thể trồng được trên nhiều vùng đất khác nhau như đất bazan, đất mịn, cát pha,…
Trong cây cao su có một chất lỏng màu trắng chiết ra từ nhựa của cây cao su nằm trong mạch vỏ cây. Tại các chỗ cắt xoắn vòng trên vỏ cây, người ta sẽ khai thác được mủ cao su. Thời gian lý tưởng cho khai thác mủ cao su là 7 giờ sáng,
Khi trồng cây cao su được trong khoảng từ 5 đến 6 năm, người ta bắt đầu khai thác mủ cao để tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu con người như: mặt hàng gia dụng, vật liệu cách điện, công nghiệp xe hơi, công nghiệp viễn thông, vật liệu chống ăn mòn,..
Tuy nhiên, cây cao su là loại cây khá độc, mủ cây cao su có thể ảnh hưởng tới người và nguồn nước, vì vậy cần thận trọng khi khai thác, Các chuyên gia khuyến cáo không nên xây nhà gần rừng cao su vì rất độc hại.
2. Công dụng của mủ cây cao su
Cây cao su mang đến nhiều lợi ích kinh tế, tự nhiên, xã hội cho con người. Vì thế, nhiều người lựa chọn cây cao su để phát triển và ngày càng khai thác tốt hơn các lợi ích tuyệt vời từ cây cao su. Mủ cao su được sử dụng cực kỳ nhiều hiện nay vào các ngành nghề sản xuất nhờ đặc tính đàn hồi, chống nước tốt, các điện và đặc biệt có độ bền rất cao.
- Với đặc tính đàn hồi tốt, mủ cao su là sự lựa chọn phù hợp để làm giá đỡ cho các máy móc nhằm giảm rung, giảm xóc.
– Với đặc tính chống nước tốt, mủ cao su được ứng dụng phổ biến trong sản xuất những dụng cụ lặn, dược liệu, ống hóa chất, lớp lót cho bể chứa,…
-Với tính kháng điện, mủ cao su được dùng làm vật liệu cách nhiệt, dụng cụ điện, các bộ phận cho bộ đàm,…
-Với tính không thấm khí tương đối, mủ cao su cực kỳ hữu ích trong sản xuất nệm cao su, bóng bay, bóng, ống khí…
Mủ cao su là nguyên liệu chính để sản xuất cho nhiều ngành nghề khác nhau ra các sản phẩm rất cần thiết trên thị trường hiện nay như: Ngành thủy lợi – thủy điện (gioăng đệm cao su, phớt cao su), ngành xây dựng (Cao su chống va, cao su phun bi, cao su chặn xe, gờ giảm tốc), ngành Y tế (nút cao su), ngành công nghiệp (cao su chịu nhiệt, thảm cao su, cao su cửa kính, cao su khắc dấu).
Hơn thế nữa, cây cao su là nguồn cung cấp gỗ rất lớn khi cây hết khả năng khai thác mủ cao su. Gỗ của cây cao su được đánh giá cao vì thớ gỗ dày, màu sắc hấp dẫn và có thể chế tác ra rất nhiều kiểu dáng khác nhau mà nhiều loại gỗ khác không làm được. Đây là nguyên liệu quý để sản xuất mặt hàng gia dụng và nội thất gia đình và là loại gỗ thân thiện với môi trường.
3. Keo dán máng được sử dụng như thế nào trong khai thác mủ cao su
Keo dán máng là một dụng cụ để khai thác mủ cao su, hỗ trợ cho việc lấy mủ từ cây cao su, là một vật liệu quan trọng và cần thiết đối với người trồng cây này. Sau khi hoàn thành cạo vỏ cao su, gắn keo dán máng chứa mủ vào dưới vị trí chuẩn bị khoan để lấy mủ cao su.