Đối với những doanh nghiệp đang có định hướng phát triển về vật tư cao su, thì mối quan tâm về vấn đề nhu cầu thị trường đối với các loại vật tư trong ngành cao su là rất lớn. Hiểu được tâm lý đó, bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích, mời quý bạn đọc cùng theo dõi:
1. Tổng quan về cây cao su và vật tư cao su
Cây cao su được trồng ở Việt Nam từ năm 1897, đến nay tròn 125 năm góp phần quan trọng phát triển kinh tế – xã hội đất nước cho đến tận ngày nay. Quá trình du nhập, tồn tại và phát triển của ngành cao su – một ngành công nghiệp có bề dày văn hóa lịch sử – có rất nhiều dấu ấn, câu chuyện đặc biệt thú vị…
Cây cao su là một trong những loại cây công nghiệp dài ngày, cây đưa lại giá trị kinh tế cao, khai thác liên tục từ khoảng 25 đến 30 năm. Sau khi thu hoạch đến hết khả năng cây cho mủ, số diện tích cao su này sẽ trở thành cả một rừng gỗ quý, chủ đầu tư có thể đưa vào khai thác chế biến ra các sản phẩm mộc dân dụng và xuất khẩu.
Bình quân cứ mỗi ha khai thác gỗ cho thu nhập trên khoảng 300 triệu đồng, sau đó bà con nông dân có thể tiếp tục tái canh trồng mới trở lại, phát triển theo chu kỳ.
– Vật tư khai thác mủ cao su là bất kỳ vật liệu, vật tư được sử dụng về mục đích khai thác mủ cao su. – – Nhiều vật tư khai thác mủ cao su chủ yếu được sản xuất tại các tỉnh phía Nam.
Ngoài các vật liệu tự nhiên, nhiều sản phẩm nhân tạo được sử dụng, một số tổng hợp ít hoặc nhiều. Sản xuất các vật tư cao su là một ngành công nghiệp được thiết lập ở nhiều nước và việc sử dụng các vật tư này thường được phát triển ở các quốc gia trồng cây công nghiệp cao su.
Đặc biệt, tại Việt Nam với sự phát triển mạnh của ngành nông nghiệp trồng cây cao su. Các sản phẩm được sử dụng để hỗ trợ cho việc khai thác mủ cao su gồm: các loại kiềng đỡ chén, chén hứng mủ bằng sàng, và các loại chén nhựa, máng dẫn mủ đủ loại.
Dao cạo mủ lắp ráp. Máng chắn mưa xốp EVA, nhựa FE, mái che tô váy che tô, keo dán máng, dây đen buộc kiềng, dây dẫn mủ, thuốc kích mủ, sút ngâm chén, thùng đựng mủ,mài dao cạo, rập, móc, thước mỡ bôi cây , kim, bấm. Đinh dù cạo da me và các loại dụng cụ kèm theo khác.
2. Tình hình nhu cầu về vật tư cao su ở Việt Nam?
Nói về giá trị kinh tế của cây cao su, từ năm 2015 về trước sản lượng mủ cao su liên tục tăng với tốc độ trung bình khoảng 6,2 %/năm. Vào năm 2015 sản lượng cao su đã đạt đỉnh là 1.017 ngàn tấn, tăng lên 339,2 ngàn tấn so với 2009. Năm 2014- 2015 sản lượng mủ cao su của Việt Nam đã vượt qua các nước Malaysia, Ấn Độ và Trung Quốc, vươn lên ở vị trí thứ 3 về sản lượng mủ khai thác, chiếm gần khoảng 11% sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu.
Ngoài xuất khẩu loại mủ cao su khô, rất nhiều thành phần kinh tế đã tham gia chế biến nguyên liệu cao su thiết yếu. Được biết, hiện cả nước có 238 doanh nghiệp chế biến mủ cao su, công suất đạt gần 1,2 triệu tấn/năm.
Do vậy, nhu cầu thị trường đối với các loại vật tư cao su trong ngành cao su là rất lớn nên nếu doanh nghiệp của bạn đang muốn phát triển theo hướng này thì có thể cân nhắc.
Trên đây là bài viết về nhu cầu thị trường của Việt Nam về vật tư cao su, cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi.
Liên hệ với Vật tư cao su Dương Thành Danh để được báo giá chính xác nhất