ĐỘ BỀN TỪNG LOẠI VẬT TƯ CAO SU

   Hiện nay,  nhu cầu sử dụng các đồ dùng cao su trong và ngoài nước tăng cao, kéo theo việc sản xuất cũng như tăng diện tích trồng loại cây công nghiệp này cũng đang có xu hướng được mở rộng. Để việc khai thác mủ cao su được hiệu quả thì vai trò của vật tư cao su là rất quan trọng. Tuy nhiên, mỗi vật tư cao su sẽ có độ bền khác nhau, bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về độ bền từng vật tư cao su, mời quý bạn đọc cùng theo dõi.

1. Tổng quan về vật tư cao su

   Trong quá trình khai thác mủ cao su, người trồng cần nhiều dụng cụ để hỗ trợ trong quá trình này, đảm bảo cho việc khai thác được thuận tiện, giảm tối đa lượng mủ cao su thất thoát, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả. Những công cụ được sử dụng trong quá trình khai thác mủ cao su thì được gọi là vật tư cao su.
   Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại vật tư cao su làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Với mẫu mã đa dạng và phong phú, và ở nhiều mức giá khác nhau, giúp cho quý bà con có nhiều sự lựa chọn hơn. Một số vật tư cao su quan trọng, phổ biến phải kể đến như: chén hứng mủ cao su, máng che mưa, keo dán máng, dao cạo mủ cao su, kiềng,…
   Cây cao su là loại cây công nghiệp lâu năm, tùy vào điều kiện tự nhiên và điều kiện chăm sóc, một cây cao su sẽ cho mủ khi đạt độ tuổi từ 8 năm và cho đến khi hơn 40 tuổi thì cây cao su sẽ bước vào giai đoạn già và giảm hoặc ngừng cho mủ. Vì đây là cây công nghiệp lâu năm nên việc đổi mới vật tư cao su là điều rất dễ hiểu. Vậy với mỗi loại vật tư cao su sẽ có độ bền ra sao? Mời quý bà con tiếp tục theo dõi bài viết.

2. Độ bền của vật tư cao su

   Mỗi loại vật tư cao su có độ bền và chất lượng khác nhau, phụ thuộc vào một số yếu tố dưới đây:
– Phụ thuộc vào nơi sản xuất: những cơ sở sản xuất chất lượng chắc chắn sẽ sẽ giúp vật tư cao su có độ bền tốt
– Chất liệu của vật tư cao su: mỗi loại vật tư sẽ có nhiều chất liệu khác nhau, mỗi chất liệu sẽ có những ưu nhược điểm nhất định.
Cách sử dụng: độ bền của vật tư cao su còn phụ thuộc nhiều vào cách người sử dụng nó, nếu sử dụng đúng cách và bảo quản tốt thì độ bền của vật tư sẽ được kéo dài hơn
– Điều kiện môi trường: nếu loại vật tư cao su phải tiếp xúc với điều kiện môi trường khắc nghiệt như mưa, gió, nắng,… thì chắc chắn tuổi thọ của nó cũng sẽ giảm đi đáng kể.
Dưới đây là độ bền của một số loại vật tư phổ biến:
Dao cạo mủ cao su: độ bền của dao cạo mủ cao su phụ thuộc nhiều vào tay nghề của người thợ rèn và cách sử dụng dao của người công nhân cạo mủ. 
   Dao cạo mủ truyền thống làm từ chốt tăng của Mỹ: dao có thể cạo 1 tuần mới phải mài dao lại 1 lần và từ 6 tháng đến 1 năm mới cần đập lại dao.
   Dao cạo mủ truyền thống làm từ Súp bắp tàu hỏa: sử dụng từ 5-8 tháng mới cần đập dao lại 1 lần
   Dao cạo mủ làm từ Nhíp xe, Ty xe hoặc từ Chốt tăng Việt Nam: 1-2 ngày phải mài dao lại 1 lần, nhanh mòn lưỡi khoảng 1.5-2 tháng phải đạp lại dao 1 lần.
Chén hứng mủ cao su: độ bền của chén hứng mủ phụ thuộc nhiều vào chất liệu của chén. Trung bình một chén nhựa hứng mủ cao su có tuổi đời khoảng 6 tháng đến 1 năm. Còn chén bằng sành có tuổi đời khoảng 3 đến 5 năm.
– Máng hứng mủ cao su: máng hứng mủ cao su có tuổi đời trung bình khoảng 1- 2 năm.
  Như đã đề cập ở trên, độ bền của vật tư cao su còn phụ thuộc nhiều vào cơ sở sản xuất, phân phối. Nếu bạn đang phân vân không biết nên lựa chọn cơ sở nào thì có thể tìm đến xưởng sản xuất vật tư cao su Dương Thành Danh, một trong những địa điểm cung cấp vật tư cao su uy tín, chất lượng tại tỉnh Bình Dương nói riêng và cả nước nói chúng. Vật tư cao su Dương Thành Danh với phương châm” chuyên nghiệp – uy tín – chất lượng” chắc chắn sẽ đem lại chất lượng phục vụ tốt nhất cho quý khách hàng.
Thông tin chi tiết:
   Trên đây là bài viết cung cấp những thông tin vô cùng hữu ích về độ bền từng loại vật tư cao su. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi đến cuối bài viết của chúng tôi.

You cannot copy content of this page