Hóa Chất Đánh Đông Mủ Cao Su Là Gì

Hóa chất đánh đông mủ cao su là gì? và Cách kiểm soát độ PH như thế nào trong thu hoạch mủ cao su thành phẩm sẽ có trong nội dung của bài viết dưới đây. Nếu bạn đang băn khoăn tìm kiếm giải pháp cho việc đánh đông mủ cây cao su thì đấy chính là bài viết dành cho bạn nên tham khảo ngay để cập nhật thêm thông tin mới nhất về ngành nông nghiệp trồng cây cao su nhé!


1. Giới thiệu về mủ cây cao su

Mủ cao su là hỗn hợp chất lỏng màu trắng được khai thác từ vết cắt do con người tạo ra trên thây cây cao su. Đặc tính cơ bản khi mủ được khai thác tự nhiên đó chính là có độ đàn hồi, dẻo dai nhưng khi chế tạo thành phẩm thì khả năng định hình kém. Để giải quyết tình trạng thì này cao su tự nhiên thường được đi lưu hóa.
Thành phần hóa học có trong mủ cao su chính là tập hợp các phân tử polymer cis-1,4-polyisoprene.     Theo nghiên cứu mỗi phân tử sẽ có khối lượng tính theo đơn vị dalton từ 100.000 cho đến 1.000.000.    Bên cạnh có chưa đến 95% là polymer thì mủ cao su vẫn có 5%thành phần là protein, chất vô cơ và axit béo.
Việc khai thác mủ cao su tự nhiên có thể được lấy từ Gutta Percha sở hữu những đặc tính tương tự như giống cao su Hevea Brasiliensis. Tùy vào từng điều kiện về thổ những mà có thể lựa chọn giống cây cho phù hợp.

2. Hóa chất đánh đông mủ cao su là gì?

Muốn thu hoạch được thành phẩm từ cây cao su thì người nông dân phải mất rất nhiều thời gian và công sức chăm sóc ở những giai đoạn đầu cây sinh trưởng. Quan trong nhất vẫn là khâu lựa chọn giống cây trồng và sử dụng nền đất đai để canh tác sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất và sản lượng mủ thu hoạch sau này.


Sau một thời gian cây sẽ cho ra mủ cao su tự nhiên để người nông dân thu hoạch. Thời điểm thu hoạch cũng rất quan trọng bởi lượng mủ cây tiết ra nhiều nhất vào khoảng thời gian ban đêm cho đến rạng sáng. Khi mà mặt trời mọc thì năng suất sẽ ít lại dần nên bắt buộc nông dân phải đi lấy mủ từ lúc tờ mờ sáng.
Đặc biệt vào những lúc trời mưa bất chợt mà mủ trên cây đang tiết ra không được che chắn ở phần nắp chén sẽ ảnh hưởng đến chất lượng mủ. Thương lái sẽ không thu mua loại này nên để tận dụng lượng mũ bị hỏng có thể sử dụng phèn chua dùng làm hóa chất đánh đông mủ cao su.


Như vậy phèn chua chính là câu trả lời cho việc sử dụng hóa chất đánh đông mủ cao su là gì? Có thể nói trong ngành khai thác mủ cao su thì sẽ không thể thiếu hợp chất phèn chua để có thể nâng cao hiệu suất thu hoạch mủ.

3. Kiểm soát độ PH khi sử dụng hóa chất đánh đông mủ cao su là gì?

Hóa chất đánh đông mủ cao su có thể được sử dụng cho cả mủ chén và mủ nước. Giá thành sau khi đánh đông mủ so với mủ thành phẩm thông thường sẽ bị thương lái cắt giảm đi 30%. Ngoài ra không phải lần thực hiện đánh đông nào cũng sẽ thành công. Trong quá trình đánh đông thì yêu cầu phải kiểm soát được độ PH để có thể gia tăng tỷ lệ đánh đông mủ đạt hiệu quả.


Mức độ PH của mủ chén hay mủ nước thông thường sẽ là 5.5 cho đến 6 và hợp chất phèn chua có độ PH dưới 3. Nhiệm vụ của người nông dân khi tiến hành đánh đông mủ đó chính là hòa trộn phèn chua với mủ cao su làm sao cho mức độ PH đo được nằm trong khoảng 3.5 cho đến 4.5.
Chỉ số PH càng thấp thì mũ cao su càng đông nhanh và ngược lại. Thông thường muốn kiểm soát được chỉ số PH người nông dân sẽ sử dụng thiết bị gọi là bút thử cho kết quả phản hồi về độ PH có chứa trong dung dịch chưa đến 5s.

Như vậy thông qua nội dung của bài viết chắc chắn các bạn có câu trả lời dành cho câu hỏi hóa chất đánh đông mủ cao su là gì? Hy vọng trên đây sẽ là những kiến thức bổ ích đối với bạn về ngành nông nghiệp canh tác cây cao su.

Liên hệ với Vật tư cao su Dương Thành Danh để được báo giá chính xác nhất

You cannot copy content of this page