Tại sao người ta phải dùng hóa chất đánh đông mủ trong khai thác mủ cao su?

Tại sao người ta phải dùng hóa chất đánh đông mủ trong khai thác mủ cao su? Câu trả lời chi tiết sẽ có trong phần nội dung dưới đây. Nếu bạn là người mới bắt đầu tham gia khai thác sản phẩm từ cây cao su được ứng dụng trong lĩnh vực phát triển cây trồng nông nghiệp thì hãy tham khao ngay những thông tin này để tích lũy thêm kinh nghiệm khai thác mủ cây cao su hiện nay.

 

1. Khai thác mủ cao su là gì?

 

Mủ cao su là một hợp chất có màu trắng và tồn tại trong môi trường nhiệt độ thường từ thể lỏng sau đó chuyển dần sang thể rắn do hiện tượng bị đông lại. Cây cao su sau một khoản thời gian dài có thể tiến hành thu hoạch mủ bằng cách tạo một rãnh quanh thân cây, mủ cây sẽ theo cắt để tự động chảy xuống chén cao su.


Cao su khi thai thác trong tự nhiên sẽ sở hữu đặc tính đàn hồi vốn vốn có của nó. Tuy nhiên khi đem thành phần cao su này để sản xuất ra sản phẩm thì độ bền lại không được cao. Nguyên nhân được cho là do đặc tính định hình của mủ cao su rất kém nên phải kết hợp thêm giải pháp lưu hóa mủ.
Hợp chất polime cis-1,4 chiếm thành phần tỷ trọng rất lớn bên trong hỗn hợp cao su thu hoạch được.    Cách tính khối lượng của mỗi phần tử cao su sẽ nằm trong khoảng từ 100.000 cho đến 1.000.000 theo đơn vị dalton. Ngoài ra bên trong thành phần chính của mũ cao su còn chưa tới 5% tạp chất hỗn hợp khác nhau.

 

2. Tại sao người ta phải dùng hóa chất đánh đông mủ trong khai thác mủ cao su?

Trong lĩnh vực nông nghiệp phát triển sản phẩm từ mủ cao su thì muốn cây có thể cho năng suất thu hoạch được cần phải trải qua rất nhiều thời gian và công sức nhất là những giai đoạn đầu phát triển cây. Tùy vào điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng mà người nông dân có thể tiến hành khai thác sau một vài năm cây sinh trưởng.
Đặc điểm của cây cao su là ưa mát tránh ánh nắng trực tiếp hay vùng có khí hậu khô hanh. Thời gian mủ cây cho năng suất khai thác tốt là từ buổi đêm cho đến rạng sáng hôm sau. Khi xuất hiện ánh nắng mặt trời thì năng suất khai thác mủ sẽ chậm dần nên đòi hỏi khi thu hoạch mủ phải dậy từ rất sớm.


Mủ cao su sau khi được khai thác thì sẽ được gom lại thành từng thùng rồi vận chuyển ngay đến địa điểm thương lái thu mua. Tuy nhiên có những trường hợp mủ đang quá trình khai thác lại bị dính nước mưa hoặc những chén mũ 5,6 ngày mới thu hoạch một lần nếu chưa qua xử lý thì không thể bán được cho đơn vị khác.
Cách xử lý là người ta phải dùng hóa chất đánh đông mủ trong khai thác mủ cao su mà cụ thể hóa chất ở đây chính là phèn chua. Đặc tính Axit có trong phèn khi kết hợp với mũ cây sẽ trung hòa chỉ số PH về mức mủ cây có thể đông lại. Lúc này người dân chỉ cần đợi ráo hết nước rồi mang đến đơn vị thu mua.

3. Chỉ số PH như thế nào mới đánh đông mủ cao su?

Chỉ số PH có ý nghĩa kiểm soát lượng cân bằng giữa mủ cao su và phèn chua ở ngưỡng có thể đánh đông được và thời gian đánh đống cũng sẽ hoàn toàn phục thuộc vào trị số này. Người nông dân khi muốn thực hiện phải kiểm tra trị số PH của mủ cao su sau đó hòa dần với lượng phèn chua để trị số PH đạt khoảng từ 3.5 đến 4.5.


Trị số PH càng thấp tỳ mủ đánh đông càng nhanh, mức PH được cho hợp nhất là ngang ngưỡng xấp xỉ thang 4. Lúc này mủ sẽ được đánh đông trong vòng 15 phút cho mỗi thùng. Giá cả của mủ cây sau khi qua xử lý với phèn chua sẽ thấp hơn mủ thông thường 30%.

Thông qua bài trình bày chắc hẳn các bạn cũng đã có câu trả lời của mình đối với việc tại sao người ta phải dùng hóa chất đánh đông mủ trong khai thác mủ cao su? Hy vọng với những thông tin kinh nghiệm đã chia sẻ về phèn chua và thang đo PH có thể giúp các bạn bổ sung thêm phần kiến thức mới về mủ cao su.

Liên hệ với Vật tư cao su Dương Thành Danh để được báo giá chính xác nhất

You cannot copy content of this page